Bạn là một người nghiên cứu và tìm tòi các kiến thức về lĩnh vực Seo. Bạn đang chưa hiểu SEO onpage là gì hoặc hiểu nó với cách mơ hồ. Thì trong bài viết này CITSEO sẽ hướng dẫn các bạn dù là newbie hay đã là một SEOer biết SEO onpgae là gì, và tiêu chí để đánh giá chính xác SEO onpage là gì. Để các bạn có thể tìm ra các phương pháp giúp website mình vượt trội về mặt traffic cũng như tăng trưởng về mặt từ khoá cho website của mình một cách nhanh chóng và cập nhật mới nhất 2022 sau khi đọc xong bài viết này.
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu SEO onpage là gì?

Seo onpage các bạn chỉ cần hiểu chúng là tập hợp các phương pháp hay nói cách dễ hiểu hơn là liệt kê ra các danh sách nhiệm vụ cần phải làm để giúp website của mình phát triển tốt, đồng thời giúp thúc đẩy và tăng trường các website của mình đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google.
Danh sách những công việc bạn cần làm để tối ưu SEO onpage cho website của mình sẽ được chúng tôi đề cập sau ở bên dưới để các bạn có thể áp dụng và thực hiện ngay trên chính website của mình và so sánh kết quả đạt được
Tại sao bạn nên triển khai SEO onpage cho website của mình

Vai trò của seo onpage đối với công cụ tìm kiếm google
Để có được một thứ hạng tốt hay một cái nhìn thân thiện với Google thì việc các bạn viết content cho nội dung website thì chưa đủ. Các bạn cần phải tiến hành SEO onpage cho website của mình kế đó là kết hợp luôn với việc SEO offpage để có thể kiểm soát dễ dàng bảng xếp hạng website của mình trên công cụ tìm kiếm
Vai trò của seo onpage đối với người dùng
Để thân thiện với bộ máy tìm kiếm cuả Google là điều nên làm thế nhưng trải nghiệm người dùng cũng thực sư rất quan trọng. Vì khi bạn triển khai SEO onpage tốt thì rất dễ điều hướng người dùng cũng như gây thiện cảm với họ giúp thời lượng giữ chân bounce rate của website tăng lên đáng kể điều này không những tốt về mặt độ uy tín website mà còn mang lại lợi ích chuyển đổi cao từ phía khách hàng.
Những website nào thì cần áp dụng SEO onpage
Câu trả lời là website nào cũng cần phải cải thiện về mặt SEO onpage nếu bạn chỉ muốn dừng lại ở việc lập ra trang web cho có, và không mang lại lợi ích gì cho phía bạn. Nên dùi bạn là ai hay website của bạn là gì thì cũng cần phải triển khai và thực hiện SEO onpage tốt và đúng tiêu chuẩn.
Những công việc mà SEO onpage phải làm là gì

Để có thể tối ưu SEO onpgae tốt cho chính website của các bạn thì CITSEO sẽ liệt kê các quy tắc sau giúp bạn có thể nắm rõ và triển khai SEO onpage một các dễ dàng trên chính website của các bạn
Tối ưu URL trong quá trình SEO Onpage
Nếu bạn nghĩ URL của một trang web chỉ mang tính chất như một đường dẫn thì bạn hoàn toàn sai lầm chúng được ví như là địa chỉ đến của các bộ máy tìm kiếm google bạn cần tối ưu chúng hoàn chỉnh cũng như là theo một quy tắc cụ thể rõ ràng để bộ máy tìm kiếm có thể tìm đến dễ dàng cũng như đánh giá cao website của bạn qua các thông số chuẩn sau:
- Đầu tiền các bạn cần phải đặt URL sao cho có liên quan đến bài viết của mình. Ví dụ: bạn đang viết một website về chủ đề du lịch chẳng hạn nhưng lại để URL kiểu “https:toiyeudulich.com/ltutkolhfnslgbebnebsjf.html” thì có phải Google chẳng hiểu bạn muốn đề cập đến vấn đề gì và bạn đang nói về chủ đề gì để có thể xếp hạng website của bạn đúng không nào
- Độ dài của URL cũng rất quan trọng bạn nên để ngắn gọn, dễ hiểu ( thông thường sẽ giao động từ 55-60 từ).
Tối ưu thẻ Title
Đây là mấu chốt rất quan trọng để quyết định người dùng có truy cập vào website của bạn hay không, nếu như bạn xếp hạng cao hơn đối thủ nhưng ý nghĩa câu từ không làm thoả mãn như cầu tìm kiếm của khách hàng thì họ cũng sẽ lựa chọn những đối thủ có lượt xếp hạng thấp hơn bạn để họ có thể tìm kiếm thông tin cho họ.
Ngoài ra khi đặt tiêu đề tốt, bạn cũng giúp công cụ crawl dữ liệu một cách nhanh chóng, từ đó hiểu được nội dung mà bạn muốn truyền tải mà đưa ra xếp hạng cho bạn
Nói đến đây thôi chắc hẳn các bạnc ung đã hình dung được phần nào tầm quan trọng của việc tối ưu Title đúng không nào. Bạn có thể thực hiện qua các bước tối ưu chính sau đây:
- Mỗi thẻ title nên được ngăn cách bằng dấu như: – hoặc l.
- Thẻ Title phải chứa từ khóa có lượng tìm kiếm cao thứ hai ( vì từ khoá tìm kiếm cao thứ nhất thông thường chúng ta sẽ đặt chúng ở URL )
- Từ khoá URL và từ khoá trong Title không được phép đặt trùng nhau hoàn toàn
Tối ưu các thẻ Heading trong bài viết
Bạn cần đặt các Heading trong bài theo quy chuẩn chứ không được phép đặt chúng một cách tự tiện hay tuý ý mà cần phải theo các nguyên tắc sau đây:
Heading 1: cần được tối ưu như sau:
- Thẻ Heading 1 cần chứa từ khoá có lượt tìm kiếm nằm ở vị trí thứ 3
- Mỗi bài viết chỉ được phép đặt một thẻ Heading 1 duy nhất
- Heading 1 cần được viết theo cách bao hàm toàn bộ nội dung của cả bài viết
Heading 2 và Heading 3: cần lưu ý các quy tắc sau:
- Ngắn gọn thể hiện được nội dung của phần mô tả bên dưới
- Cần triển khai thêm các tiêu đề phụ để làm rõ ngữ nghĩa nhằm bổ trợ thông tin tối đa cho khách hàng
- Tránh nhồi nhét từ khoá dẫn đến câu từ lủng củng và không có nghĩa
Tối ưu TOC ( Mục lục trong bài viết )
Nó giúp cho người dùng có thiện cảm với bài viết của bạn, đôi khi họ chỉ cần kiếm thông tin ở trong một bài viết thật dài của bạn mà họ không biết tìm chúng ở đâu cả. Giống như việc bạn muốn mua một quyển sách và chúng có mục lục ghi chú giúp bạn biết được vấn đề đó đang được nằm ở trang nào cuốn sách để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn biết cuốn sách đó của mình có bao gồm nội dung thông tin mà bạn cần đến để tham khảo hay không
Ngoài ra nó còn giúp website của bạn thân thiện hơn với các thuật toán của Google có thể kể đến đó là thuật toán Google Hummingbird và thuật toán Rankbrain
Các từ in đậm trong bài
Các từ khoá SEO chính phải được in đâm trong bài viết. Chúng cần được phần bổ dàn trải ở các vị trí trên bài viết như mở bài, thân bài H2 và H3 và phần kết bài chúng cần phải được sắp xếp và thay thế bằng các từ khoá chính cũng như các từ khoá liên quan để bao quát hết chủ đề của bài viết
Và dù bạn có tối ưu SEO tốt đến đâu đi chăng nữa cũng cần phải tối ưu một cách tự nhiên và luôn hướng đến người dùng chứ không phải là ai khác
Tối ưu độ dài của bài viết
Thông thường một bài viết đúng và phù hợp sẽ rơi vào tầm 1300-1800 từ là hợp lý nhất. Nhưng các bài viết cần có mức độ chuyên sâu để cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng hơn thì bắt buộc chúng phải cần từ 2000-3000 từ sẽ là con số lý tưởng nhất.
Tất nhiên cũng không thể nói một bài viết dài 900 chữ sẽ không thể lên TOP hoặc sẽ không tốt hơn bài viết 170 chữ. Điều đó còn tuỳ thuộc vào nội dung của bài viết khi viết về chủ đề gì và người đọc đang cần quan tâm tới các thông tin nào mà họ muốn tìm kiếm
Yếu tố thẻ mô tả ảnh
Đây là một yếu tố thường bị bỏ bởi người mới SEO web hoặc những SEOer đã làm lâu năm rất hay bỏ qua điều này nhưng nó lại rất quan trọng. Vì không giống như văn bản Google không thể hiểu hết được ý nghĩa, thay vào đó bạn cần nói rõ cho Google hiểu rằng bức ảnh của bạn đang muốn chứng minh điều gì bằng các cách sau
- Bạn hãy tiến hành đặt thẻ mô tả ảnh bằng cách đặt tên không dấu và cách nhau bới dấu ” – “
- Tối ưu mô tả cho hình ảnh liên quan đến nội dung của đoạn viết sắp tới của bạn
- Nên sử dụng thêm các Semantic Keywords hoặc các Keywords SEO để có thể dễ dang lên TOP hình ảnh của Google
- Ở hình ảnh đầu tiên trong bài viết các bạn nên đặt đúng với từ khoá cần SEO nhưng cũng nên để hạn chế tránh lạm dụng chúng một cách vô tội vạ
Tối ưu thẻ meta
Mục đích của thẻ meta nhằm cho người dùng biết được tóm tắt của nội dung của bài viết trong website của bạn trước khi ấn vào bạn cần tối ưu chúng như sau:
- Việc chèn quá nhiều từ khoá vào phần mô tả hiện nay đã là một hướng đi lỗi thời, nên các bạn chỉ dừng lại tối đa là 2 lần từ khoá trong phần mô tả này
- Việc bạn đặt nội dung mô tả đầy đủ ý, hấp dẫn thì rất dễ để thu hút thêm nhiều lượt xem từ người dùng
- Bạn cần tối ưu ngắn gọn không quá 156 ký tự là tốt nhất
Các tiêu chuẩn SEO onpage nâng cao phù hợp nhất năm 2022

Như ở nội dung trên CITSEO đã giới thiệu đến cho các bạn biết cách thể nào để có thể thực hiện các bước SEO onpage cơ bản. Sau đây chúng tôi cũng đề cập đến các bước SEO onpage nâng cao mà rất thường bị bỏ qua hay mọi người chưa hiểu được hết các ý nghĩa của chúng một cách rõ ràng hoặc thậm chí là không biết đến các phương pháp này vậy thì hãy cùng CITSEO liệt kê ra các bước SEO onpage nâng cao mà bất cứ ai làm SEO cũng cần phải nắm trong tay.
Tối ưu độ chuyên sâu của nội dung website
Như ở trên việc tối ưu nội dung chỉ dừng lại ở việc bạn đặt các Heading cũng độ dài của bài viết còn nâng cao hơn bạn cần tối ưu luôn cả nội dung một cách chuyên sâu.
Ví dụ bạn viết một bài về chủ đề Du lịch Đàt Lạt thì trong bài cần có các nội dung như sau:
- Đà Lạt ở đâu?
- Kinh nghiệm khi đi Đà Lạt
- Trang phục mặc khi đi Đà Lạt
- Ẩm thực tại Đà Lạt có gì ngon
- Những điều lưu ý khi đi Đà Lạt
- …
Những bài viết bao gồm các yêu tố trong một chủ đề sẽ được đánh giá cao hơn khi phải dùng nhiều các bài viết khác nhau dàn trải trên trang web
Tối ưu Feature Snippet
Các yếu tố bạn cần phải tối ưu ở khâu này bao gồm:
- Các website luôn xếp hạng ở trên TOP đầu của trang tìm kiếm Google đều là những trang có độ uy tín cũng như chất lượng cao, bởi vậy bạn cần phải tạo ra các chủ đề liên quan cũng như bao quát các bài viết về chủ đề của bạn muốn hướng tới, tạo sự tin tưởng của Google điều này quyết định rất lớn cho thứ hạng web site của bạn
- Kế đến bạn cần phải chọn lọc và đưa ra các thông tin chính xác để cung cấp cho người đọc. Nếu các thông tin bạn đưa đến cho khách hàng đang đi ngược lại với các thông tin từ những trang web có độ uy tín cũng như chính thống, thì chắc chắn website của bạn không được xếp hàng cao
- Video và ảnh trong bài viết cần được bạn căn giữa
- Cần có một video minh hoạ ở các URL SEO chủ đạo
- Width phải ở mức 600 pixel
Tối ưu cấu trúc Internal link Outbound link
Một bài viết hoàn chỉnh tối ưu nhất phải thật sự cần có sự kết hợp giữa Internal link và Outbound link
- internal link sẽ giúp cho các bot tìm kiếm của Google có thể biết đường đi đến các trang liên quan bằng việc dựa vào sự dẫn đường của các liên kết nội bộ này có thể đọc website của các bạn nhanh hơn và đồng thời giúp tăng sức mạnh tổng thể của trang web
- Outbound link sẽ là những liên kết ngoài trang sẽ giúp bạn tạo các mối quan hệ với các trang này, ngoài ra các bạn cũng tăng được độ uy tín vì nếu các bạn trỏ đến các trang web lớn và có độ uy tín nhất định trong ngành và giúp Google hiểu rõ hơn chủ đề và nội dung trên website của bạn
Cải thiện tốc độ tải trang
Đây có lẽ sẽ là bước mà được ít người quan tâm đến nhất bởi vì nó không nằm trong bất cứ tài liệu nào liên quan. Nếu bạn nghĩ như thế bạn đã nhầm to vì khi tốc độ tải trang của bạn tốt cũng giúp đỡ người đọc rất nhiều. Nếu trang web của bạn load trang quá lâu người dùng sẽ không đủ kiên nhẫn để đợi cũng như gia tăng tỷ lệ thoát khỏi trang web của bạn và khi đó đánh giá xếp hạng của website bạn sẽ giảm xuống rất là nhiều
Bạn có thể cải thiện qua các bước sau đây:
- Bạn cần sử dụng các phần mềm để nén để giảm kích thước file CSS và HTML,… trên 150 byte
- Đảm bảo ảnh thật rõ nét cũng như kích thước luôn ở mức dưới 500KB là tối ưu nhất
- Tối ưu code bằng cách bỏ các kỳ tự thừa không liên quan ngay cả cái nhỏ nhất như (dấu chấm, dấu phẩy,…)
- Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trang web
Đảm bảo website phải thân thiện với thiết bị di động
Ngày nay xu hướng người dùng dần chuyển sang hướng dùng các thiết bị di động để tìm kiếm thông tin nên việc bạn thiết kế giao diện, cũng như bố trí các nút bấm cần phải được tối ưu và phù hợp với thiết bị di động
Bạn có thể sử dụng các công cụ đo như PageSpeed Insights để tiến hành đo tốc độ trang web của bạn sau đó sẽ có các mục mà công cụ đo sẽ liệt kê để bạn có thể cải thiện điểm số tốc độ cho website của mình
Tuổi đời của website
Đây cũng coi là một yếu tố giúp cho website của bạn trở nên uy tín và mạnh hơn, nhưng thật không may yếu tố này bạn không thể cải thiện được nó. Thay vào đó bạn nên cải thiện bằng các thông tin cũng như giao diện, thiết kế các thao tác cuốn hút cũng như mới lạ cho người dùng
Duy trì Social cho trang web
Việc bạn đăng tải các link bài viết lên trang mạng xã hội là yếu tố được đánh giá rất cao vì nó có thể tiếp cận được rất nhiều khách truy cập. Vậy nếu bạn tận dụng được lượt truy cập cũng như share các bài viết của bạn một cách rộng rãi thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa
Tìm hiểu qua các công cụ check thứ hạng uy tín hiện nay
Ngoài các bước mà CITSEO đã hướng dẫn các bạn ở trên, các bạn có thể áp dụng ngay các tiện ích sau đây có thể liệt kê những việc bạn làm chưa tốt và chấm điểm cho bài viết của bạn. Để bạn có hướng đi giải quyết các vấn đề trên để cải thiện chất lượng website cho mình
Công cụ check onpgae Surfer SEO
Đây là công cụ sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc SEO onpage của các bạn, công cụ sẽ tính ra các thông số của độ dài bài viết, thẻ meta, tiêu đề, ảnh,… từ đó đưa ra các nhận xét để bạn có thể điều chỉnh và cải thiện website của mình một cách tích cực. Đây là một công cụ đắc lực và sử dụng được đánh giá rất tốt về mặt người dùng
Nhưng có một lưu ý là các bạn cần phải trả phí thì mới có thể dùng được nó. Cụ thể là bạn phải chi trả 49.2$ / tháng cho gói cơ bản và 82.5$ / tháng cho gói pro và cao cấp hơn nữa là gói dành cho doanh nghiệp có mức giá lên đến 165.8$ / tháng. Surfer SEO có cung cấp bản dùng thử để các bạn có thể trải nghiệm với giá là 1$ cho 7 ngày sử dụng
Công cụ hỗ trợ Yoat SEO

Yoat SEO đây chắc có lẽ là phần mềm được biết đến và sử dụng rộng rãi nhất. Phần mềm này được tích hợp sẵn trên WordPress nên các bạn có thể sử dụng ngay và nó hoàn toàn miễn phí. Các bạn có thể nâng cấp lên phiên bản Premium nhưng ở phiên bản thường các bạn đã có thể giải quyết hết tất cả các nhu cầu tối ưu website của mình.
SEOQuake

SEOQuake là công cụ có thể hỗ trợ bạn trong công việc SEO onpage hoàn toàn miễn phí. Giúp bạn phân tích các yếu tố như là Meta, Title, URL Heading hay thậm chí là hình ảnh để xem các yêu tố trên đã thoả mán ý định nhu cầu tìm kiếm người dùng hay chưa. Từ đó ta có thể dựa vào để tối ưu Onpage cho website mình một cách hiệu quả.
Tổng kết
Qua bài viết trên CITSEO đã tổng hợp và thông tin đến các bạn đọc các cách để tối ưu SEO onpage ở mức cơ bản cũng như nâng cao. Các bạn cần áp dụng một cách chính xác là đã có thể cải thiện được tình trạng website hiện tại của mình mà chưa cần tính đến các phương pháp khác. Ngoài ra các bạn cũng cần áp dụng các công cụ hỗ trợ SEO onpage mà chúng tôi đã đề cập ở trên để có thể dễ dàng kiểm soát cũng như thực hiện công việc SEO onpage một cách dễ dàng.