Hotline: 0842 272 868

HCM: 420 Nguyễn Thái Sơn, P. 5, Q. Gò Vấp, TP. HCM.
HÀ NỘI: 18F Nguyễn Khang – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
ĐỒNG NAI: A42, Đ. N9, KP.7, P. Thống Nhất, TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai.

Dịch vụ SEO từ từ

Dịch vụ SEO từ từ lên top bền vững trường tồn với thời gian,  đứng top bền vững với các lần update thuật toán lớn của Google.

Hotline tư vấn 24/7: 0922.272.868

✔️ SEO từ khoá ⭐ Đưa danh sách từ khoá đầu ngành lên top google
✔️  SEO Tổng thể ⭐ SEO tổng thể hàng trăm từ khoá lên top bền vững
✔️  SEO traffic ⭐ Website của bạn sẽ có lượng truy cập khủng tự nhiên từ công cụ tìm kiếm
✔️ SEO thương hiệu ⭐ Phủ trang nhất google với bất kỳ từ khóa thương hiệu nào của bạn

Chi phí thiết kế app mobile theo yêu cầu

Tâm sự nghề SEO – Định hình thương hiệu trên nền tảng internet

5 Phút khoảng thời gian uống một tách trà, nhưng 5 phút cũng là khoảng thời gian quý đọc giả đọc hết bài viết này. Tôi chắc chắn rằng sẽ không làm đọc giả phải thất vọng về những kiến thức về SEO mà tôi sắp trình bày sau đây.

Bắt đầu giải quyết một vấn đề trước tiên chúng ta lên biết khái niệm cơ bản xoay quanh vấn đề đó trước, những bài viết nói về khái niệm về SEO hay những công ty SEO uy tín có rất nhiều trên internet, tôi xin phép không đề cập đến các vấn đề cơ bản đó ở đây, trong bài viết này Tôi (Vũ Văn Chí CEO CIT Group) Bằng kinh nghiệm 09 năm làm SEO thực chiến tôi sẽ mang đến cho quý đọc giả một góc nhìn thực sự khác biệt thực dễ hiểu nhất có thể về SEO.

SEO là gì? Giải mã câu hỏi kinh điển của thời đại World Wide Web

“SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm” đại loại nôm la là chiều theo ý của các công cụ tìm kiếm, (công cụ tìm kiếm tôi nói ở đây không chỉ là Google, đó là định nghĩa nói chung cho các cỗ máy thu thập thông tin trên internet và trả về kết quả cho người dùng muốn tìm kiếm). Tôi còn nhớ trước khi chưa có Google thì Yahoo Search mới là ông chùm thống trị trong thị trường tìm kiếm ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có các công cụ nổi tiếng khác được ưa chuộng tại các nước phương tây như  Bing của Microsoft, Yandex của mấy anh bạn Nga, Ask.com công cụ được sử dụng nhiều tại nước Anh, và nổi tiếng hơn cả đó là  Baidu một công cụ tìm kiếm kinh điển của “anh hàng xóm phía bắc xấu bụng của chúng ta”. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến công cụ tìm kiếm số 1 ở Viêt Nam đó là Google.com.vn.

Có bao giờ bạn tự hỏi khi tìm kiếm một từ khóa trên Google tại sao kết quả lại trả về thường là chính xác với mục đích tìm kiếm của bạn không? có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng đơn giản là Google đã lưu sẵn kết quả trong ổ cứng và trả về cho bạn, đơn giản như vậy à, No No. Để tôi đưa cho bạn một ví vụ thực chất không đơn giản như vậy nhé, Bạn tìm từ khóa “apple” tôi cá rằng kết quả trả về của mỗi người sẽ không giống nhau có thể là hình ảnh bài viết về quả táo hoặc cũng có thể là trang web nói về hãng công nghệ số một thế giới hiện nay, hoặc hình chiếc điện thoại Iphone hay chiếc Macbook. Tại sao lại như vậy?

Thực chất để trả về kết quả cho cho các bạn cả bộ máy hệ thống của Google phải phân tích tính toán trải qua rất nhiều bước cực kỳ phức tap. Toàn bộ các quy trình xử lý đó từ gọi là thuật toán. Thực chất đến thời điểm này google đã phát triển rất nhiều thuật toán khác nhau. Mỗi thuật toán google sẽ sử lý một loại dữ liệu, một quy chế tính toán tập chung vào một vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số thuật toán cốt lõi mà Google công bố cho các SEOer làm nền tảng trong việc SEO web.

Các thuật toán cốt lõi của Google

Nếu bạn đọc có để ý từ đầu bài viết đến giờ tôi có đề cập đến một khái niệm đó là thuật toán “nghe có vẻ nguy hiểm”. Thực ra thuật tóan chỉ là một khái niệm nói về một công thức hay một quy tắc đời thường nhưng được máy tính nhớ lại và áp dụng cho việc sử lý. Ví dụ bạn quy định tất cả những con gì có 4 chân, mõm dài, có hai mắt, phát ra tiếng gâu gâu là con chó. Khi bạn lập toàn bộ các quy định đó vào máy tính, thi đó gọi là một thuật toán để phát hiện ra con chó. Đơn giản đúng không nào!

Giờ quay trở lại vấn đề chính thuật toán áp dụng trong SEO web là gì? Đại loại đó là nhưng chuỗi các quy tắc mà các chuyên gia của Google họ nghĩ là sẽ đúng khi phân loại và xếp hạng. Ví dụ một số tiêu chí cơ bản đề đánh giá một trang web tốt đó là nội dung của từng bài viết phải đủ dài, bài viết phải có các thẻ tiêu đề, phải có hình ảnh mô tả để người đọc dễ hiểu hơn. vvv.

Đại loại Google sẽ tìm đủ mọi cách để tìm ra một trang web được coi là tốt (dưới góc nhìn của các chuyên gia của họ) để xếp hạng các vị trí số 1 và các trang web kém tốt hơn sẽ ở vị trí tiếp theo. Bây giờ chúng ta đặt ngược lại một câu hỏi Google họ  tốn hàng trăm triệu đô la thậm chí là hơn thế rất nhiều, để nghiên cứu phát triển các thuật toán đó để làm gì. Câu trả lời cuối cùng cũng chỉ đơn giản là để thỏa mãn kết quả người dùng, đưa ra cho họ trang web tốt nhất tương ứng với từ khóa tìm kiếm của họ. Vậy họ là ai? Họ chính là chúng ta.

>>> Làm SEO chính là tối ưu nội dung và tất tần tật các thứ liên quan sao cho thỏa mãn dùng tìm kiếm (thỏa mãn chính chúng ta).

Google Panda một trong những thuật thủa toán sơ khai

Thuật toán Google Panda được Google công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2011.

Có một vấn đề nhức nhối thời xã hội thông tin đó và việc ăn cắp sao chép bản quyền nội dung không khi chưa được phép, một bài viết chất lượng tác giả vắt hết tâm huyết để soạn ra nhưng chỉ bằng một thao tác copy – paste nội dung đã được sao chép đến một website khác và được đổi tên chủ sở hưu. Thực ra ở Việt Nam mình chưa định hình khái niệm bản quyền nội dung hay sở hữu trí tuệ rõ rệt, nhưng ở một số quốc gia phát triển họ có những đạo luật để bảo vệ tài sản trí tuệ của người tạo ra chúng.

Một ví đó là Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (tên gốc: Digital Millennium Copyright Act, DMCA) là luật bản quyền năm 1998 của Hoa Kỳ thực hiện hai hiệp ước năm 1996 của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Nó hình sự hóa sản xuất và phổ biến công nghệ, thiết bị hoặc dịch vụ nhằm phá vỡ các biện pháp kiểm soát truy cập vào các tác phẩm có bản quyền (thường được gọi là quản lý quyền kỹ thuật số, tên gốc: digital rights management hoặc DRM).

Vậy Google Panda làm gì? Lỗi nguy hiểm: Duplicate (nội dung trùng lặp), plagiarized or thin content (nội dung ăn cắp hay bài viết có nội dung rỗng), user-generated spam (spam do cố ý), keyword stuffing (nhồi nhét từ khoá). Đại loại là ông gấu trúc panda này chuyên đi tìm các trang web không chịu sáng tạo nội dung mà thích đi sao chép nội dung của các trang web khác.

Google Penguin sát thủ diệt Spamer

Ngày trước mới bắt đầu làm SEO “sướng” lắm, chỉ cần copy bài viết gắn link chạy tứ tung bứa lua xua và ngồi chờ kết quả từ khóa chạy hạng vèo vèo chứ không đau đầu như bây giờ. Tôi vẫn nhớ đó là năm 2016 em này google công bố em Penguin lần đầu tiên. Các dự án làm cho khách hàng thi nhau trượt dốc một cách thảm hại.

Lỗi nguy hiểm: Spammy or irrelevant links (liên kết spam hoặc liên kết không liên quan), over-optimized anchor text.

Đây là trích dẫn nguyên từ đại bản doanh của Google công bố:

“Google Penguin làm xuống hạng các trang web có liên kết mà nó đánh giá vi phạm các nguyên tắc chất lượng của Google. Kể từ cuối năm 2016, Penguin đã là một phần của thuật toán cốt lõi của Google, không giống như Panda, nó hoạt động Real time.”

Kết luật các bác chỉ cần hiểu nôm na rằng một bài viết mà có quá nhiều liên kết đi búa lua xua lung ta lung tung chẳng có ý nghĩa gì thì sẽ bị em Penguin này mò tới kiếm ngay.

Hummingbird sát thủ diệt từ khóa

Lỗi nguy hiểm: Keyword stuffing (nhồi nhét từ khoá), low-quality content (nội dung kém chất lượng).

Cách hoạt động Hummingbird: Hummingbird giúp Google giải thích các truy vấn tìm kiếm tốt hơn và cung cấp các kết quả phù hợp với mục đích của người tìm kiếm. Mặc dù từ khoá rất quan trọng, Hummingbird giúp một trang xếp hạng cho một truy vấn ngay cả khi nó không chứa các từ chính xác mà người tìm kiếm nhập vào. Điều này đạt được với sự trợ giúp của việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên mà dựa vào semantic indexing, co-occurring terms and synonyms (từ đồng nghĩa).

Google công bố ngày 22 tháng 8 năm 2013. Có một điều lực cười là ngay cả đến bây giờ năm 2020, sau 7 năm công bố thuật toán Hummingbird Trong giới SEOer vẫn có một số bạn thích nhồi nhét từ khóa. Ví dụ khi các bạn SEO từ khóa “công ty SEO uy tín” trong bài viết gặp chỗ nào cứ nhồi được từ “công ty SEO uy tín” là nhồi lấy nhồi để. Riết rồi người đọc không hiểu mình đang đọc cái gì. Đây là một lỗi cơ bản chết người Google sẽ phạt bạn không ngóc đầu lên được. Một khi đã bị đưa vào backlist thì rất khó có thể thoát ra. Giống như việc bạn là thằng ăn cắp bị vô tù, sau khi ra tù bạn đã thực sự ăn năn hối lỗi rồi nhưng nói với bất cứ ai họ cũng không tin và vẫn đề phòng bạn.

Google Pigeon hiểu sâu về doanh nghiệp của bạn hơn

Google chính thức công bố ngày 25/7/2014, các quốc gia sử dụng ngôn ngữ tiếng anh sẽ ảnh hưởng trước tiên.

Pigeon là một thuật toán của Google về việc cung cấp thông tin địa phương một cách tối ưu hơn. Nó được Google áp dụng từ ngày 28-3-2013 và đã tạo nên sự thay đổi lớn về kết quả tìm kiếm địa phương. Google Pigeon được thiết kế gắn với thuật toán tìm kiếm cục bộ của Google, từ đó đưa ra các tham số xếp hạng địa điểm dựa trên khoảng cách và vị trí.

Với cá nhân tôi đây là một thuật toán mà sự thay đổi của nó cực kì sâu sắc tới giới SEOer và cà những doanh nghiệp địa phương, nó phá vỡ thế độc tôn thống trị trên công cụ tìm kiếm của các ông lớn. Để tôi lấy ví dụ cho quý bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Google Pigeon nhé. Khi bạn ở trong phạm vi tỉnh Đồng Nai tìm kiếm từ khóa “thiết kế web” thì kết quả sẽ hiện lên như hình:

cong ty thiet ke web chuan seo

Tại thời điểm tôi viết bài viết này là ngày 04/10/2020, vị trí từ khóa có thể biến động theo thời gian. Như các bạn thấy công ty chúng tôi có 2 website nằm ở hai vị trí TOP 2 và TOP 4 của google.com.vn. Nhưng điều hay ở đây là kết quả trả về trong phạm vi tìm kiếm của tỉnh Đồng Nai. Nếu người tìm kiếm ở TP HCM thì các trang web hiển thị sẽ không giống hình. Google Pigeon tự động phân tích công ty bạn trên rất nhiều yếu tố để tính toán ra được công ty bạn thật sự đang ở đâu và hiển thị một cách phù hợp mục đích cuối cùng là đem lại kết quả chính xác với nhu cầu tìm kiếm.

Đối với các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hoạt động online như công ty chúng tôi thì có thể không thấy rõ ưu điểm của Google Pigeon mang lại. Nhưng bạn có thể hình dung có những ngành vì đặc thù kinh doanh họ chỉ hoạt động trong phạm vi nhất định, thì thuật toán Google Pigeon thật sự là một mũi tên chúng hai đich. Thứ nhất là giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm ra các công ty ở gần mình nhất. Thứ hai là làm giảm độ khó của từ khóa, các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với những đối thủ trên cả nước mà khi đó chỉ phải cạnh tranh với cách công ty ở cùng khu vực.

Google Mobile Friendly

Ra mắt: ngày 21 tháng 4 năm 2015
Mục đích: Để tăng hạng các trang được tối ưu hóa cho thiết bị di động trong kết quả tìm kiếm được gửi đến thiết bị di động

Cập nhật thân thiện với thiết bị di động của Google hay còn gọi là Mobilegeddon đảm bảo rằng các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động được coi trọng trong SERPs (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Vì vậy, tính thân thiện với thiết bị di động đã trở thành một đặc điểm thiết yếu và dự án tăng tốc độ mobile (AMP) được Google cung cấp để tăng cường tốc độ tải trang trên đi động.

Một cột mốc công nghệ đáng chú ý là 5 tỷ người trên toàn cầu hay 2/3 dân số thế giới giờ đây đã sử dụng điện thoại di động.

Thông tin này vừa được GSMA Intelligence công bố. GSMA theo dõi thời gian thực về tổng số kết nối và các thuê bao trên toàn cầu và như bạn thấy trong biểu đồ bên dưới. Hiện nay có khoảng 5 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng điện thoại di động. GSMA tính toán con số này bằng cách sử dụng “cơ sở dữ liệu rộng lớn về thống kê và dự báo di động” được họ cập nhật mỗi ngày.

thong ke nguoi dung dien thoai di dong

Còn đây là hình ảnh thống kê thực tế người dùng truy cập trang web DONGNAIREVIEW.com được thống kế bằng Gooogle analitics

thong ke nguoi dung truy cap web

Như trên hình số lượng người dùng truy cập web áp đảo chiến 78.2% so với các thiết bị còn lại như máy tính và máy tính bảng. Nhưng có một hiện trạng chung là thiết bị di động màn hình thường nhỏ khó hiển thị hết được các thành phần trên website và xu hướng người dùng truy cập bằng điện thoại chỉ muốn tập chung vào nội dung họ đang quan tâm. Google Mobile Friendly giải quyết tất cả các vấn đề cho người dùng điện thoại. Một website chuẩn Google Mobile Friendly cần có ít nhất 3 yếu tố cốt lõi. Một là hiển thị nội dung một cách thông minh tối giản, bỏ các hiệu ứng màu mè.  Hai là tốc độ tải trang web nhanh thông thường các thiết bị di động sẽ hạn chế về mặt đường chuyền tốc độ mạng cho nên google muốn website của ban phải thật sự tối ưu về tốc độ tải trang. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác nhưng cơ bản là hai yếu tố tôi kể phía trên.

Google RankBrain

Năm 2017 Google thông báo rằng RankBrain là yếu tố xếp hạng quan trọng thứ ba của họ:

“Trong vài tháng nó đã được triển khai, RankBrain đã trở thành tín hiệu quan trọng thứ ba đóng góp vào kết quả của truy vấn tìm kiếm”. Và khi Google tinh chỉnh thuật toán của nó, RankBrain sẽ trở nên quan trọng hơn vào năm 2018.

Giải thích một cách đơn giản: RankBrain là một hệ thống học máy giúp Google sắp xếp kết quả tìm kiếm của họ.

Một số tài liệu không chính thức google có 2 tiêu chí chính cốt lõi để đánh giá kết quả tìm kiếm cho RankBrain. Tôi lấy ví dụ trực quan cho bạn đọc dễ hình dung hơn về 2 tiêu chí đánh giá này nhé.

tim kiem cong ty seo

Tỷ lệ phần trăm người nhấp vào kết quả của bạn (CTR – Tỷ lệ nhấp)

Để cho quý bạn đọc dễ hình dung phía trên là hình ảnh kết quả tìm kiếm từ khóa “cong ty seo tai bien hoa” trang web https://congnghecit.net/ xếp hạng vị trí thứ 3, nhưng phần hiển thị lại khá đặc biệt và bắt mắt hơn các trang web còn lại. Tôi giả dụ 10 người dùng tìm kiếm thì có 5 người click vào vị trí số 3. Điều gì xảy ra ở đây? Goolge sẽ đánh giá trang web congnghecit.net có nội dung chất lượng hơn 2 trang web còn lại. Đó là một điểm cộng. Tôi nói đến đây chắc quý bạn đọc cũng phần nào hình dung mường tượng được tiêu chí đầu tiên google muốn đề cập tới điều gì rồi nhỉ?

>>>  2020 SEO không đơn thuần là thủ thuật mà SEO là cả nghệ thuật kết hợp nhiều yếu tố

Thời gian người dùng dành cho trang của bạn (Dwell time).

Dwell Time = thời gian tìm kiếm của Google dành cho trang của bạn.

Công thức phía trên khá mơ hồ đúng không ạ? Nhưng quý bạn đọc yên tâm tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu nhất về đều này ngay sau đây:

Google Possum

Đang cập nhật…

Google Fred

Đang cập nhật…

Bài viết còn rất dài, các phần tiếp theo sẽ cập nhật vào thứ 7 hàng tuần …

Check Google Sandbox hiệu quả cao nhất

Check Google Sandbox hiệu quả cao nhất

Sandbox là một thuật toán dùng để thể hiện tính bảo mật của máy tính, nó sẽ tách các đoạn mã mà chưa được kiểm dịch hoặc các chương trình không có độ tin cậy ở...

Thuật toán Google Panda là gì?

Thuật toán Google Panda là gì?

Google Panda là gì? Google Panda là một bộ lọc nội dung được thiết kế để cải thiện kết quả tìm kiếm của Google. Đây là một thuật toán thay thế cho thuật toán Google Cafein...

Top công ty SEO tại Hà Nội 2022

Top công ty SEO tại Hà Nội 2022

Nếu bạn đang cần tìm hiểu những công cụ, phương pháp quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng online; nếu bạn đang muốn lựa chọn một công ty có chiến lược quảng bá hiệu quả,...