Hotline: 0842 272 868

HCM: 420 Nguyễn Thái Sơn, P. 5, Q. Gò Vấp, TP. HCM.
HÀ NỘI: 18F Nguyễn Khang – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
ĐỒNG NAI: A42, Đ. N9, KP.7, P. Thống Nhất, TP. Biên Hoà, T. Đồng Nai.

SEO Audit là gì? Các bước đơn giản để Kiểm toán SEO cho Website

SEO Audit là gì? Cách thức tiến hành như thế nào?

Khi bạn tìm kiếm từ khóa thuật ngữ này chắc chắn bạn đang mơ hồ về thuật ngữ SEO Audit đúng không? Trong quá trình triển khai dự án SEO, việc thực hiện kiểm soát tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Audit) của trang web của bạn là rất quan trọng vì nhiều lý do. Vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

>>Xem thêm: dịch vụ seo

Định nghĩa SEO Audit là gì?

Thuật ngữ SEO Audit có thể dịch theo tiếng Việt có nghĩa là “Quy trình kiểm toán SEO”. Kiểm toán SEO là một quá trình kiểm tra đánh giá hiệu suất hoạt động của một website trên công cụ tìm kiếm. Hiểu đơn giản SEO Audit website như việc “chăm sóc tình trạng sức khỏe” cho website của bạn có được khỏe hay không, sau đó đưa ra những phương án “chữa bệnh”.

seo audit la gi

seo audit là gì

SEO Audit là quá trình kiểm tra sơ bộ và đánh giá thực trạng của website của bạn, rằng nó đã được tối ưu hóa đến đâu dựa trên nhiều tiêu chí phù hợp với Google. Qua các bước kiểm tra đó, các bạn cũng có thể đánh giá được mức độ thân thiện của trang web đối với công cụ tìm kiếm, cũng như có thân thiện với người dùng hay không.

Lợi ích của Kiểm toán SEO:

  • Phân tích được trạng thái hiện tại trang web của bạn đang hoạt động trong các phương thức tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, số liên kết nội bộ , bên ngoài và bất kỳ những thông tin nào khác có liên quan đến trạng thái hiện tại về trang web của bạn.
  • Một danh sách tất các công việc cần làm và thay đổi nó dựa trên một danh sách kiểm tra kiểm toán SEO cùng với những lời giải thích hay hướng dẫn.
  • Một bảng báo cáo mô tả một kế hoạch toàn diện để có thể tận dụng tất cả các nguồn có sẵn của lưu lượng truy cập cùng các cơ hội trên những kênh khác ngoài SEO

Tại sao phải SEO Audit Website một cách thường xuyên

Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng trong ngành SEO và những gì đang hôm nay được coi là tốt nhưng tháng sau có thể không còn tốt nữa. Do vậy website cần phải được SEO Audit thường xuyên (ít nhất 2 lần mỗi năm) để đảm bảo website thân thiện với những yếu tố xếp hạng mới nhất.

>>Tham khảo: Dịch vụ seo từ khóa

Các công cụ hỗ trợ cho quá trình Audit Website

  • Google Analytics
  • Google Search Console
  • Google PageSpeed Insights
  • Google’s Structured Data Testing Tool
  • Ahrefs (7‑day trial)
  • Copyscape
  • SERP Simulator
  • Web Page Word Counter

 

Công cụ hỗ trợ cho quá trình Audit Website

Công cụ hỗ trợ cho quá trình Audit Website

Các bước đơn giản để SEO Audit cho Website

Bước 1: Phân tích SEO Audit về mặt nội dung

  • Trang web của bạn nên tải nhanh. Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng website và kết quả SEO Audit. Vì vậy, nếu trang web của bạn quá chậm, bạn khó có thể đạt được mục tiêu từ khóa, ảnh hưởng tới đánh giá đầu vào cho thuật toán xếp hạng của Google.
  • Trang web của bạn nên thân thiện với thiết bị di động. Hiện tại có đến trên 80% người tiêu dùng sử dụng smartphone để lướt web, mua sắm online. Do đó web của bạn nên thân thiện với mobile sẽ đạt chất lượng để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng công cụ Google Mobile First Index để kiểm tra độ thân thiện với di động.
  • Nội dung bài viết nên độc nhất. Tránh nội dung trùng lặp vì có thể bị phạt bởi thuật toán Panda, dẫn đến việc bài viết của bạn sẽ không được hiện trên top cao. Tránh nội dung sao chép, nên có tính sáng tạo, hữu ích cho người dùng.
  • Tối ưu các thẻ Title Và Descreption, kiểm tra các Heading và định dạng văn bản, điều chỉnh tần suất xuất hiện các keyword trong nội dung bài viết.
  • Kiểm tra tối ưu hình ảnh phù hợp với nôi dung. Nên đưa từ khóa vào tên file, kích thước cũng không quá lớn để tốc độ load trang web được hiệu quả.
Các bước đơn giản để SEO Audit Website

Các bước đơn giản để SEO Audit Website

Bước 2: Phân tích trên On-Page

  • Tối ưu điều hướng trên trang web. Nếu điều hướng thành công sẽ giúp tiếp cận nhanh chóng người dùng, đồng thời tạo thương hiệu và độ uy tín cho website.
  • Sử dụng internal link liên quan dẫn người đọc sang các bài viết liên quan cùng chủ đề. Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát.
  • Kiểm tra cấu trúc URL thân thiện. Cấu trúc Friendly URL nên có chứa từ khóa, độ dài không quá 75 ký tự, URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt và không dùng nhiều hơn 3 subfolder.

Bước 3: Phân tích trên Off-Page

  • Phát triển Off-Page với Backlink. Ưu tiên nhận liên kết từ những trang web có sự liên quan về chủ đề với website của bạn. Nó đóng vai trò cầu nối giữa các website với nhau.
  • Phân tích trải nghiệm của người dùng để xem toàn bộ người dùng cảm nhận thế nào với nội dung và trang web của bạn. Bằng cách kiểm tra tỷ lệ thoát, thời gian trung bình ở lại trang web, tỷ lệ khách quay trở lại trang web của bạn,…Qua đó, khắc phục lỗi để tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng.
  • Kiểm tra tương tác của khách hàng trên các phương tiện trang mạng xã hội. Bạn nên kiểm tra hành vi sử dụng của khách hàng là trang mạng xã hội nào (Ví dụ: Facebook, Instagram, Zalo,…). Sau đó, bạn nên đăng bài thường xuyên và kiểm tra lượt tương tác với bài viết.

>>Tìm hiểu thêm: công ty seo